Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc sẽ có những đặc trưng riêng, thể hiện rõ nhất là qua chính những phong tục cưới xin. Vậy phong tục cưới xin người Hoa có điểm gì khác biệt? Mâm quả đám cưới người Hoa gồm những gì? Tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết sau đây:
Mâm quả đám cưới người Hoa
Chính sự giao thao văn hóa đã tạo nên sự khác biệt trong mâm quả đám cưới người Hoa. So với mâm quả cưới của người Việt, mâm quả cưới của người Hoa sẽ cầu kì và phức tạp hơn. Trong lễ ăn hỏi, phong tục cưới xin của người Hoa có thể lựa chọn 1 trong 2 mâm quả sau:
Mâm quả cưới truyền thống của người Hoa gồm: 4 món hải vị đại diện cho 4 phương (tóc tiên, tôm khô, mực khô, nấm đông cô), 1 mâm quả quýt, 1 cặp gà trống và mái còn sống, 1 con heo quay, 1 bánh cưới. Mâm quả đám cưới người Hoa phổ biến gồm: trầu cau, rượu trà, đùi heo, tiền vàng, hoa quả (thường là quýt).
Số lượng mâm quả theo phong tục cưới xin của người Hoa sẽ không có một số lượng cụ thể. Mâm quả càng nhiều càng tốt. Bạn có thể lựa chọn các mâm quả ở trên và chuẩn bị thêm mâm quả trang phục, bánh trái,…sao cho phù hợp với gia đình nhà trai và nhà gái. Theo quy định của người Hoa, số lễ vật trong từng mâm quả phải là số chẵn, số lượng mâm quả thường sẽ là 6, 8, 10, 12.
Sự khác biệt của mâm quả đám cưới người Hoa đó chính là mâm quả nào sẽ có trong lễ dạm ngõ, mâm quả nào sẽ có trong lễ rước dâu. Thường thì mâm quả đùi heo quay sẽ phải xuất hiện cả trong lễ dạm ngõ và lễ rước dâu. Bởi theo quan niệm của người Hoa, để gia đình hạnh phúc và có hậu vận về sau thì cần có “tiền” và “hậu”
Phong tục cưới hỏi của người Hoa
Cũng như phong tục của người Việt, đám cưới người Hoa cũng gồm 3 lễ chính gồm lễ dạm ngõ, lễ đính hôn và lễ cưới.
Lễ dạm ngõ của người Hoa
Khi chàng trai và cô gái yêu thương nhau và có ý định muốn gắn bó lâu dài, chàng trai sẽ về thưa chuyện với bố mẹ để nhờ người thân đến làm nhà gái để làm mai. Người này sẽ có nhiệm vụ đến nhà cô gái để xem cô gái có ưng thuận kết hôn với chàng trai đó hay không. Nếu cô gái đồng ý thì lễ dạm ngõ sẽ được thực hiện.
Trong lễ dạm ngõ, theo phong tục của người Hoa, 2 bên gia đình sẽ găp mặt rồi nói về chuyện thành hôn của đôi bạn trẻ. Nhà trai sẽ đem theo các lễ vật gồm trầu cau, trà, bánh trái đến nhà gái để xin phép ngày giờ tổ chức lễ ăn hỏi.
Lễ ăn hỏi của người Hoa (lễ đính hôn)
Lễ ăn hỏi đối với người Hoa rất quan trọng, trong lễ ăn hỏi nhà trai sẽ mang đến nhà gái 4 mâm quả gồm trầu cau, rượu trà, đùi heo và bánh trái. Đây là những lễ vật cần thiết, còn tùy thuộc vào điều kiện của gia đình nhà trai sẽ có thêm một số mâm quả khác, song số lượng mâm quả đều phải là số chẵn.
Trong lễ ăn hỏi, ngoài các lễ vật ở trên, nhà trai sẽ đem đến một số tiền để trạo cho nhà gái, số tiền này sẽ bao gồm 4 con số 4 có thể là 4.444.000 đồng hoặc 4.444.000.000 đồng, cái này cũng sẽ tùy thuộc vào điều kiện của gia đình nhà trai. Sau khi nhận tiền nhà gái sẽ giữa lại số tiền có thể là 440.000 đồng hoặc 4.400.000 đồng, số tiền còn lại sẽ hoàn lại cho gia đình nhà trai. Bởi theo quan niệm của người Hoa, 44 là con số đẹp, thể hiện sự vuông tròn và bền vững.
Lễ cưới của người Hoa
Trong ngày cưới, bạn bè và họ hàng sẽ sang nhà cô dâu, sự hiện diện của những người thân quen được xem là một điều tốt lành, giúp cô dâu cảm thấy không cô đơn khi về nhà chồng.
Đến giờ lành, đoàn rước dâu nhà trai sẽ đến nhà gái, khi đến cửa nhà gái, chú rể sẽ phải xin mở cửa để đón dâu bằng cách lì xì cho bạn của cô dâu để họ mở cửa cho chú rể vào đón cô dâu. Cô dâu, chú rể sẽ thực hiện các nghi thức xin dâu, sẽ cúi lạy bàn thờ gia tiên, rót trà cho bố mẹ và họ hàng, sau đó bố mẹ cô dâu sẽ dặn dò và trao một số lễ vật đã chuẩn bị cho cô dâu, chú rể như là món quà hồi môn cho đôi vợ chồng trẻ. Tiếp đến đoàn rước dâu sẽ về nhà trai, lúc này bà mai sẽ cầm dù che cho cô dâu khi chú rể đưa cô dâu ra khỏi nhà bố mẹ đẻ.