Sự khác nhau trong lễ dạm ngõ ba miền Bắc Trung Nam
1. Lễ dạm ngõ miền Bắc
Ở lễ dạm ngõ miền Bắc, nhà trai thường sắm lễ vật gồm một cặp chè, cặp rượu, bánh trái và trầu cau. Các lễ vật này là số chẵn. Trong buổi lễ, trưởng bối nhà trai sẽ tham dự và có lời xin phép để đôi trẻ chính thức qua lại với nhau.
Ngoài ra, trong lễ dạm ngõ, hai gia đình sẽ bàn về vấn đề thách cưới, số lượng mâm quả, khách mời và chọn ngày ăn hỏi.
Xem thêm: Cưới hỏi trọn gói tại TPHCM
2. Lễ dạm ngõ miền Trung
Khác với miền Bắc, lễ vật của người miền Trung khá đơn giản. Thông thường chỉ có khay trầu cau và một chai rượu lễ gói giấy đỏ. Ngoài ra, người miền Trung còn gói các món bánh sản vật địa phương như bánh Hồng làm lễ vật cho cô dâu. Bánh Hồng chính là món bánh truyền thống, luôn có mặt trong lễ cưới của người Bình Định, Phú Yên.
Khác với miền Bắc, phong tục dạm ngõ của người miền Trung chỉ có cha mẹ và chú rể sang nhà gái đặt vấn đề cưới xin. Nhà trai sẽ xin phép thắp hương lên bàn thờ, xin sự chứng nhận của tổ tiên nhà gái. Tiếp đó, hai nhà mới lựa chọn ngày cưới.
3. Lễ dạm ngõ miền Nam
Lễ dạm ngõ của người miền Nam còn được gọi là lễ đi nói, đám nói. Các mâm lễ miền Nam thường có cặp rượu, cặp trà gói giấy đỏ. Đồng thời có thêm một đĩa trầu cau têm cánh phượng và mâm ngũ quả.
Tương tự miền Bắc, trong đám hỏi miền Nam có cha mẹ chú rể và cả các bác; các chú; những người có tiếng nói trong dòng họ. Và trong đám nói, mẹ chú rể sẽ đưa cho mẹ cô dâu tờ giấy ghi ngày sinh tháng đẻ của chú rể để xem ngày cưới hỏi cho cặp đôi.
Trên đây là sự khác nhau của lễ dạm ngõ ba miền Bắc Trung Nam. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp cuộc hôn nhân được chuẩn bị thuận lợi và suôn sẻ hơn.
Xem thêm: Cưới hỏi trọn gói tại TPHCM