Tự trang trí bàn thờ gian tiên trong ngày cưới vẫn là phong tục lâu đời của miền Bắc. Hành động này không chỉ thể hiện lòng thành kính với tổ tiên mà còn giúp tiết kiệm chi phí, ghi lại dấu ấn trong lòng khách mời.
Theo quan niệm truyền thống của Việt Nam, chỉ khi đôi uyên ương đứng thắp hương trước bàn thờ gia tiên thì mới được chứng nhận là vợ chồng. Lễ gia tiên được coi là lời báo cáo của cô dâu chú rể gửi tới tổ tiên về việc thành gia lập thất.
Vậy tự trang trí bàn thờ gia tiên như thế nào trong ngày cưới? Hãy cùng Cưới Hỏi Phu Thê tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm: Cưới hỏi trọn gói TPHCM
Bật mí cách tự trang trí bàn thờ gia tiên trong ngày trọng đại
Hãy tự trang trí bàn thờ tổ tiên trong ngày trọng đại nhất của mình nhé!
Xem thêm: Cưới hỏi trọn gói TPHCM
1. Chuẩn bị vật dụng để tự trang trí bàn thờ gia tiên
-
Vật dụng trang hoàng cần thiết
-
Chữ hỷ
-
Đôi câu đối
-
Cặp lư đồng, bát hương
-
Mâm ngũ quả kết hình long phụng (thanh long, mãng cầu, xoài, nho, táo…)
-
Đôi đèn cầy long phụng lớn
-
Hoa tươi mang màu sắc tươi tắn (vàng, đỏ, hồng). Bạn nên ưu tiên chọn lay ơn, hoa hồng, hoa sen, hoa lan…
-
Khung ảnh ông bà trên bàn thờ
2. Tự trang trí bàn thờ gia tiên trong ngày cưới
Hiện nay, có rất nhiều cách trang trí cho bàn thờ gia tiên nhưng phổ biến nhất vẫn là dùng phông đỏ thêu chữ hỷ, rồng phượng và họa tiết hoa.
Cách tự trang trí cho bàn thờ gia tiên miền Bắc trong ngày cưới:
Trên bàn thờ thường được bày mâm ngũ quả, gồm 5 loại quả tượng trưng cho sự cân bằng về ngũ hành. Không chỉ vậy, nó còn mang ý nghĩa Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh. Trong mâm ngũ quả, mỗi loại quả lại tượng trưng cho một ý nghĩa riêng.
-
Thanh Long: Biểu tượng cho rồng mây hội tụ.
-
Mãng Cầu: Vạn sự như ý.
-
Xoài Cát: Mang ý nghĩa tài lộc, mong cuộc sống hôn nhân thịnh vượng, sung túc.
-
Nho: Mong cho đôi uyên ương sớm sinh quý tử, nhiều con nhiều lộc.
-
Táo đỏ: Mang đến nhiều sự thăng tiến trong công việc và cuộc sống hôn nhân.
3. Những lưu ý khi tự chọn hoa trang trí bàn thờ
Trong ngày cưới, bàn thờ thường được trang trí bằng các loài hoa có màu sắc tươi tắn như đỏ, hồng, vàng… Các loài hoa được yêu thích nhất chính là lay ơn, cúc, hồng, sen, lan.
Không dùng hoa dâm bụt khi tự trang trí bàn thờ gia tiên trong ngày cưới
Ngoài các loại hoa được ưa thích trên, bạn cần tránh một số loại hoa như:
-
Hoa ly trắng: Mang ý nghĩa chia ly, tang tóc.
-
Hoa dâm bụt: Tuy có màu sắc tươi tắn nhưng lại mang ý nghĩa không tốt đẹp, không may mắn.
-
Cúc vạn thọ: Theo tiếng Hy Lạp cổ, cúc vạn thọ có nghĩa là “hoa của người đã khuất”. Vì vậy, cúc vạn thọ thường được dùng trong tang lễ, mang ý nghĩa chia buồn cùng gia đình người đã mất.
-
Hoa lài: Vốn là loài hoa có hương thơm ngọt ngào. Tuy nhiên, hoa lài thường được gắn với câu “Hoa lài cắm bãi phân trâu”. Vì vậy, chẳng cặp đôi nào muốn hoa lài được trang trí trong lễ cưới của mình.
-
Hoa phù dung: Loài hoa này gắn với một câu chuyện buồn, chia ly, lại mau chóng tàn. Do đó, hoa phù dung thường ít được sử dụng trong dịp hỷ sự, đặc biệt là đám cưới.