Lễ Ăn Hỏi Là Gì? Quy Trình, Trình Tự Lễ Ăn Hỏi

1097 lượt xem

LỄ ĂN HỎI LÀ GÌ – QUY TRÌNH TRÌNH TỰ LỄ ĂN HỎI

Lễ ăn hỏi vốn là thủ tục quan trọng ngàn xưa đến ngày nay được duy trì. Đối với người Việt, Lễ ăn hỏi là thủ tục quan trọng nhất trong đám cưới mà không thể thiếu. Ngày Ăn Hỏi chính là ngày mà gia đình chú rể mang sính lễ sang nhà cô dâu hỏi cưới, chính thức xin phép cho đôi uyên ương được kết duyên cau trầu. Do đó, Lễ hỏi còn coi như là lễ hỏi vợ. Sau khi tiến hành lễ ăn hỏi, hai họ sẽ cùng nhau chọn ngày lành tháng tốt để làm đám cưới cho cô dâu chú rể.

Có thể nói rằng, lễ ăn hỏi chính là sự thỏa thuận chính thức về việc hứa gả giữa hai họ, là bước quan trọng trong quan hệ vợ chồng: cô gái trở thành “cô dâu” sắp cưới của chàng trai

Lễ ăn hỏi tổ chức tại miền Bắc

Quy Trình Thủ Tục Lễ Ăn Hỏi

Đôi bạn trẻ hãy cùng Phu Thê tìm hiểu về quy trình trình tự lễ ăn hỏi để chủ động trong việc chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng tiến hàng 1 đám cưới vô cùng suôn sẻ, đặc biệt nên tránh sự đổ vỡ cũng như cãi vã tranh luận trong ngày này bạn nhé

Thành phần tham gia lễ ăn hỏi

Trong thủ tục đám ăn hỏi truyền thống, họ nhà trai mang sính lễ ăn hỏi đến và nhà cô gái sau khi nhận lễ ăn hỏi bắt đầu công nhận sự gả con gái cho nhà trai. Kể từ ngày ăn hỏi, 2 bạn trẻ có thể coi là vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày tiến hành đám cưới để công bố với hai họ.

Thành phần tham gia lễ hỏi bên nhà trai

Bên nhà trai sẽ gồm: ông bà, bố mẹ, chú rể, các thành viên trong gia đình, bạn bè và các bạn nam độc thân bưng mâm quả. Số lượng các bê tráp ăn hỏi của nhà trai buộc phải là số lẻ như 3, 5, 7, 9 hoặc 11.

Chú rể cùng đội bê tráp

Thành phần tham gia lễ hỏi bên nhà gái

Bên nhà gái sẽ gồm: ông bà, bố mẹ, cô dâu, các thành viên trong họ hàng và một số bạn nữ để đón Tráp lễ ăn hỏi. Giống bên nhà zai, số nữ đón tráp hỏi cũng phải tuân theo số lẻ và nên tương ứng với số nam bưng tráp.

Đội đỡ tráp ăn hỏi nhà gái

Ý nghĩa của việc tổ chức lễ ăn hỏi:

Nhà trai sang nhà gái xin phép được hỏi cưới

Trong ngày tổ chức lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang sính lễ, lễ vật sang nhà gái xin phép được hỏi cưới cho con trai mình. Đây cũng là bước đầu tiên đánh dấu mối quan hệ chính thức giữa cô dâu và chú rể. Nhà trai chính thức ra mắt nhà gái, tạo mối quan hệ qua lại kết tình thân. Ngày ăn hỏi sẽ tạo tiền đề để đám cưới có thể diễn ra tốt đẹp trong thời gian tiếp theo.

Thắp hương báo cáo, thể hiện lòng kính trọng đối với gia tiên

Lễ ăn hỏi chính là 1 cơ hội để chúng ta báo cáo với tổ tiên, xin phép ra mắt của chàng rể mới trở thành 1 thành viên trong gia đình. Sính lễ để thắp hương trong lễ ăn hỏi thường phải lớn, đầy đủ đúng phong tục để tỏ lòng thành kính, biết ơn của chàng rể mới đối với tổ tiên nhà cô dâu.

Bày tỏ thành ý đối với nhà gái

Sính lễ ăn hỏi được chuẩn bị đầy đủ tươm tất, đẹp mắt thể hiện sự tôn trọng của nhà trai đối với nhà gái, cô dâu tương lai. Sính lễ ăn hỏi như 1 lời cảm ơn sâu sắc công dưỡng dục của nhà gái đã nuôi dậy cô dâu khôn lớn đến ngày hôm nay để trở thành dâu con nhà trai.

Không những thế trong sính lễ ăn hỏi còn có phong bì lễ đen cũng có thể coi như nhà trai đóng góp 1 phần cho nhà gái để tiến hành chuẩn bị, tổ chức lễ cưới.

Trình tự nghi lễ tổ chức lễ ăn hỏi

Việc chuẩn bị sính lễ tươm tất đầy đủ là rất quan trọng trong lễ ăn hỏi, nhà trai cần kiểm tra kỹ càng trước khi đến nhà cô dâu tránh sai sót, việc sai sót trong ngày ăn hỏi là điều vô cùng kiêng kị. Đặc biệt nhà trai cần chú ý chính xác giờ lành đã chọn để khởi hành.

Cần Lưu ý:Nhà trai nên khởi hành sớm hơn dự định 30 phút để tránh những rủi ro xảy ra, để lễ ăn hỏi được diễn ra suôn sẻ nhất.

–        Nhà trai bưng lễ đến nhà gái theo giờ đã chọn, nhà gái cứ người ra đỡ tráp và đón tiếp.

–        Đỡ tráp xong, nhà trai vào uống nước, giới thiệu họ hàng 2 bên.

–        Tiếp theo cô dâu sẽ ra mắt rót chè mời họ hàng

–        Tiếp đó, cô dâu chú rể cùng mẹ cô dâu sẽ dâng lễ nạp tài lên tổ tiên

–        Cuối cùng, nhà gái sẽ trả lễ cho nhà trai. Lưu ý đồ trả lễ phải gỡ bằng tay tuyệt đối không được dùng dao kéo

Chuẩn bị kịch bản các bước diễn ra trong lễ ăn hỏi như thế nào

Các công việc cần chuẩn bị trước khi ăn hỏi

Việc đầu tiên đó là bạn cần chọn được ngày giờ đẹp để tiến hành tổ chức lễ ăn hỏi1 công việc quan trọng không kém đó là quyết định số lượng tráp (thông thường số lượng tráp ở miền Bắc là lẻ, từ 3, 5, 7, 9). Chuẩn bị đội bê đỡ tráp ăn hỏi phù hợp với số lượng tráp .

Lễ vật cần chuẩn bị:

Người miền Bắc thường sử dụng tráp hoặc mâm quả để làm lễ vật ăn hỏi, trong mỗi mâm, mỗi tráp sẽ đựng 1 lễ vật riêng như: trầu cau, rượu thuốc, bánh phu thê, bánh cốm, hạt sen, chè, …

Tùy điều kiện tài chính, cũng như sự thách cưới của nhà gái mà số lễ vật chuẩn bị mỗi nhà khác nhau, nhưng buộc phải là số lẻ 3,5,7,9,11 tráp. Tuy nhiên, hiện nay các bộ lễ ăn hỏi được sử dụng nhiều nhất là lễ ăn hỏi 5 tráp, 7 tráp và 9 tráp. Trong trường hợp gia đình khá giả hơn có thể đặt lễ ăn hỏi 11 tráp.

Lễ vật dẫn cưới này, như lời cảm ơn sâu sắc gửi đến gia đình nhà gái, cũng như sự yêu thương, tôn trọng cô dâu sắp cưới.

Để thuận tiện và đẹp mắt, hoàn hảo nhất bạn nên đặt tráp tại 1 đơn vị cung cấp dịch vụ cưới hỏi trọn gói uy tín

Tiếp theo là bạn cần chuẩn bị “lễ đen”, tức là phong bì tiền. Các bạn thường sẽ thắc mắc phong bì lễ đen trong lễ ăn hỏi thường bao nhiêu? Trước đây, số tráp hay số tiền trong lễ đen thường phụ thuộc vào nhà gái thách cưới. Nhưng ngày nay, các thủ tục đã được giảm tiện, lòng yêu thương con cái vô bờ bến. Bố mẹ sinh con ra chỉ mong con cái được hạnh phúc, nên số tiền trong lễ đen không còn được nhà gái quá coi trọng. Nên phong bì lễ đen trong lễ ăn hỏi thường được 2 bên cùng bàn bạc thống nhất sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế nhất.

Hẳn các bạn chuẩn bị cưới vẫn còn bỡ ngỡ, không biết ngày hệ trọng nhất đời mình sẽ diễn ra ra sao, mình sẽ phải làm những gì trong lễ ăn hỏi. Hãy để cưới hỏi Phu Thê bật mý giúp bạn nha.

Kịch bản các bước diễn ra trong lễ ăn hỏi:

Bước 1: Đúng ngày giờ đã chọn nhà trai mang tráp lễ ăn hỏi đến nhà gái.Đoàn bê tráp nam sẽ bưng tráp lễ vật trao đội đỡ tráp nữ

Bước 2: Nhà gái cử đại diện đội nữ đỡ tráp ra đỡ tráp,2 đội bê đỡ tráp sẽ trao “lì xì trả duyên” cho nhau theo đúng phong tục truyền thống. Và tiếp theo đó sẽ mời nhà trai vào nhà uống nước

Bước 3: Nhà trai ổn định chỗ ngồi, đại diện nhà trai sẽ đứng lên phát biểu, ( Lời bài phát biểu hay trong lễ ăn hỏi tại nhà gái) giới thiệu thành phần 2 bên, xin phép họ hàng 2 bên cho đôi bạn trẻ nên duyên vợ chồng. Mẹ cô dâu và mẹ chú rể cùng tiến hành mở tráp trong sự chứng kiến của quan viên 2 họ.

Bước 4: Mẹ hoặc chú rể lên đón cô dâu xuống ria mắt mọi người. Mời nước họ hàng 2 bên.

Bước 5: Mẹ cô dâu lấy 1 phần các vật phẩm trong lễ ăn hỏi và lễ đen lên thắp hương gia tiên. Cô dâu và chú rể cùng thắp hương ban thờ gia tiên nhà cô dâu. Điều này có ý nghĩa như việc ra mắt của chú rể tương lai đối với gia tiên nhà gái, cầu mong được tổ tiên chúc phúc phù hộ cho đám cưới được diễn ra tốt lành trọn vẹn.

Bước 6: Sau khi thắp hương xong, mẹ cô dâu sẽ trao cho họ nhà trai lễ lại mặt. Hai bên trò chuyện, thống nhất lại lần cuối ngày giờ chính xác tổ chức đám cưới. Kết thúc chương trình ăn hỏi thành công tốt đẹp. Thời gian đám ăn hỏi diễn ra trong khoảng 45 phút – 1giờ.

Tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh từng gia đình, nhà gái có thể mời nhà trai ở lại dùng cơm. Buổi lễ ăn hỏi diễn ra khá nhanh nhưng việc tổ chức cần hết sức chỉn chu cẩn thận mất rất nhiều thời gian. Nếu buổi lễ ăn hỏi diễn ra suôn sẻ hoàn hảo thì là sẽ là 1 khởi đầu tốt đẹp cho cuộc hôn nhân tốt đẹp sau này.

Sản phẩm dành cho bạn

HÌNH ẢNH THỰC TẾ

Sự tinh tế thể hiện ở từng chi tiết được chăm chút cần mẫn

VIDEO THỰC TẾ

Tin tức

DỊCH VỤ CƯỚI HỎI TRỌN GÓI

Cưới hỏi là một sư kiện đặc biệt và vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Ngày cưới không chỉ để báo tin cho mọi người mà còn thể hiện sự biết ơn ông bà, tổ tiên, thể hiện sự trân trọng của gia đình hai bên với nhau và cảm ơn công ơn sinh thành
Top